Review Thành Hoàng Đế Bình Định – Thành Cổ Chăm Pa Đặc Sắc
Du Lịch Địa Điểm Du Lịch

Review Thành Hoàng Đế Bình Định – Thành Cổ Chăm Pa Đặc Sắc

Nếu có dịp ghé qua An Nhơn trên hành trình khám phá những đặc sắc của miền quê nơi đây với những địa điểm du lịch cổ như chùa Thập Tháp, Tháp Cánh Tiên,… đừng quên ghé thăm Thành Đồ Bàn hay Thành Hoàng Đế – một trong những di tích rất nỗi tiếng, và đặc sắc của huyện An Nhơn.

Là một trong những thành cổ và rất nhiều huyền thoại ở đây, hiện nay ở đây mang phong thái điêu tàn, hoang vắng của một phế tích còn lưu lại. Và nếu bạn có nghe qua những câu thơ của Chế Lan Viên bạn sẽ hiểu phần nào

“Thành Đồ Bàn cũng không thôi nức nở

Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe

Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ

Tan dần trong yên lặng của đồng quê”…

Cách di chuyển đến thành Hoàng Đế

Với những cái tên mỹ miều như thành cổ chà Bàn, Thành hoàng đế hay thành Bình Định hiện là một phế tích, nhưng vẫn có rất nhiều thứ hay ho để khám phá nơi đây.

Thành Đồ Bàn hay còn gọi là Thành Hoàng Đế một chiến tích còn lưu lại của một thời chăm Pa cổ
Thành Đồ Bàn hay còn gọi là Thành Hoàng Đế một chiến tích còn lưu lại của một thời chăm Pa cổ

Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, An Nhơn, Bình Định cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Và được xây dựng trên mộ gò đất cao. Đi từ xa xa khi đến đầu xã chúng ta có thể thấy lấp ló từ xa.

Xem thêm: Các địa điểm du lịch đẹp nhất ở Quy Nhơn

Từ thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo hướng Quốc Lộc 1A, để thăm thú Chùa Thiên Hưng – Ngôi chùa đẹp nhất Quy Nhơn, sau đó bạn tiếp tục đi thẳng QL 1A.

Khi đến địa phận An Nhơn, bạn sẽ đi qua xã Đập Đá, đối diện công viên Đập Đá là đường Nguyễn Nhạc, sau đó bạn tiếp tục đi thẳng đến cuối đường, nhìn về phía tay phải là Thành Hoàng Đế.

Nếu khó nhớ quá, bạn có thể đi theo Google map, mình để bên dưới này nhé

Những đặc sắc của thành Đồ Bàn

Năm 1982, thành đồ bàn được xếp hạng di tích lịch sử quan trọng, và là niềm tự hòa, vững tin trong lòng mỗi người dân An Nhơn.

Thành Đồ Bàn nét đặc sắc và rất được nhiều người lựa chọn là địa điểm check in
Thành Đồ Bàn nét đặc sắc và rất được nhiều người lựa chọn là địa điểm check in

Thành Hoàng Đế là chứng tích về một thời Chăm Pa cổ uy chấn. Mang đậm phong cách đặc sắc của một nền văn hóa cổ, rất đáng để check in và tìm hiểu về lịch sử nơi đây.

Xem thêm các kiến trúc cổ Chăm Pa ở Bình Định

Tháp đôi Quy Nhơn – Địa điểm gần trung tâm

Tháp Bánh Ít Bình Định

Tháp Dương Long

Tháp Thủ Thiện

Lịch sử của thành của những cái tên

Được xây dựng vào năm 928 bởi những người thợ điêu luyện chăm pa, dưới sự điều hành của triều đại Yangpuky Vijaya và thành Đồ Bàn lúc bấy giờ được xem như là một kinh đô của vương quốc Chăm Pa.

Đến những năm 1471 khi đế chế Chăm Pa sụp đổ và nơi đây đã bị phá hủy đi nhưng vẫn còn lưu lại những sự hoành tráng còn sót lại. Đến năm 1776, Triều đại Tây Sơn và đóng đô tại đây, và được trùng tu lại, sau đó đổi tên thành Thành Hoàng đế.

Thành Đồ Bàn có nhiều tên gọi như Thành Hoàng Đế, Thành Bình Định
Thành Đồ Bàn có nhiều tên gọi như Thành Hoàng Đế, Thành Bình Định

Cái tên Thành Bình Định được sinh ra vào năm 1799 khi nguyễn Ánh chiếm đóng. Và đến năm 1816, thành Bình Định bị phá hủy bởi Gia Long.

Trải qua rất nhiều thăng trầm, nhiều lần phá dỡ đi, thành Đồ Bàn hiện nay có rất nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi có những lịch sử gắn liền với nó.

Đến nay được gọi là Thành Hoàng Đế và lưu lại đến ngày nay
Đến nay được gọi là Thành Hoàng Đế và lưu lại đến ngày nay

Thành cổ đặc sắc

Hiện nay thành cổ là một phế tích của lịch sử để lại nhưng vẫn khoác trên mình sự đặc sắc của một kiến trúc độc đáo.

Những kiến trúc nét điêu khắc cổ xưa vẫn còn lưu lại
Những kiến trúc nét điêu khắc cổ xưa vẫn còn lưu lại

Thành kết cấu gồm 3 lớp đặc sắc:

  • Thành ngoại: Có chu vi khoảng 7.4Km
  • Thành Nội có chu vi khoảng 1.6km
  • Thành “Tử cấm thành” chu vi khoảng 600m

Toàn thể khu vực thành đồ bàn sự đặc sắc mà rất nhiều du khách thích thú check in đó là cổng thành, với phong cách cổ rất đẹp.

Cổng cổ check in tuyệt đẹp
Cổng cổ check in tuyệt đẹp

Không gian bên trong của Thành Hoàng Đế hoang sơ và chỉ có một số ít không gian vẫn còn lưu lại những phế tích.

Không gian hoang sơ còn lưu lại những phế tích lịch sử
Không gian hoang sơ còn lưu lại những phế tích lịch sử

Và những di vật cổ còn lưu lại trong thành như trụ cờ, hồ bán nguyệt… Bên trong nhà chính có miếu thờ Song Trung, thờ tụng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (2 vị này là 2 tướng có nhiều công lớn của Nguyễn Ánh – Xem thêm tại WIKI)

Trong điện có thờ 2 vị tướng dưới thời Nguyễn Ánh
Trong điện có thờ 2 vị tướng dưới thời Nguyễn Ánh

Thành Đồ Bàn hay Thành Hoàng Đế là một phế tích còn sót lại của một thời cổ đại Chăm Pa và đã tồn tại cách đây cả nghìn năm, và đây được xem là sự đặc sắc của An Nhơn, hãy xách xe lên và tự mình khám phá những nét đặc biệt của những kiến trúc cũ nhé.

Mời bạn đánh giá
DMCA.com Protection Status